Kiến thức đầu tư

Chứng quyền là gì? Có các loại chứng quyền nào?

06/11/2021 23:56:56

Trong giai đoạn thị trường uptrend, chứng quyền chính là một trong những sản phẩm có thể mang về tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn. Vậy chứng quyền là gì, có những loại chứng quyền nào?

Với các nhà đầu tư Việt, chứng quyền vẫn còn là một sản phẩm khá mới mẻ, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Do đó, nắm được những thông tin cơ bản về chứng quyền là gì, cách thức hoạt động của chứng quyền… sẽ giúp nhà đầu tư có thêm lựa chọn, thêm cơ hội kiếm lợi nhuận khi tham gia thị trường khoán.

Chứng quyền là gì?

Chứng quyền (Stock Warrant) là một loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành mà người nắm giữ sẽ có quyền (nhưng không phải là nghĩa vụ) mua một số lượng nhất định cổ phiếu của doanh nghiệp vào một ngày ở tương lai (ngày đáo hạn) tại mức giá đã xác định trước, bất kể giá cổ phiếu của doanh nghiệp ở thời điểm đó là bao nhiêu. Số lượng cổ phiếu được mua tùy thuộc vào tỷ lệ chuyển đổi – số chứng quyền để đổi lấy 1 cổ phiếu.

Chứng quyền là gì?

Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hòa Phát phát hành chứng quyền CHPG giá 1,000đ/chứng quyền, kỳ hạn 1 năm. Người nắm chứng quyền này sẽ được mua cổ phiếu HPG với giá 45,000đ/cp dù giá cổ phiếu HPG có biến động ra sao. Trường hợp giá cổ phiếu HPG xuống thấp dưới mức 44.000đ/cp, nhà đầu tư có thể lựa chọn không thực hiện quyền mua cổ phiếu và chịu lỗ 1,000đ/chứng quyền.

Chứng quyền có đảm bảo là gì?

Thực tế tại Việt Nam chứng quyền được phát hành bởi doanh nghiệp không phổ biến. Thay vào đó là chứng quyền có bảo đảmCovered Warrant (nhiều người thường gọi tắt chứng quyền có bảo đảm là chứng quyền nhưng bản chất của 2 loại chứng khoán này không giống nhau). 

Định nghĩa

Chứng quyền có bảo đảm là một loại chứng khoán có tài sản đảm bảo do Công ty chứng khoán (CTCK) phát hành (phải được UBCK nhà nước cấp phép), được niêm yết trên sàn chứng khoán và có mã giao dịch riêng. Tham chiếu xác định lãi/lỗ khi mua chứng quyền là 1 mã chứng khoán cơ sở (cổ phiếu, ETF, chỉ số…). 

Giao dịch chứng quyền có bảo đảm cũng giống như cổ phiếu nên nhà đầu tư không cần đăng ký thêm tài khoản mới hay phải ký quỹ. Tuy nhiên cần lưu ý rằng với chứng khoán cơ sở là cổ phiếu thì nhà đầu tư nắm giữ chứng quyền không có bất cứ quyền nào đối với doanh nghiệp như quyền biểu quyết, nhận cổ tức, nhận cổ phiếu thưởng, mua cổ phiếu phát hành thêm…

Các loại chứng quyền

Có hai loại chứng quyền có đảm bảo là chứng quyền mua và chứng quyền bán.

Với chứng quyền mua, người sở hữu được quyền mua một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá thị trường của chứng khoán cơ sở cao hơn giá thực hiện.

Trong khi đó, nếu sở hữu chứng quyền bán, nhà đầu tư được quyền bán một số lượng chứng khoán cơ sở theo mức giá thực hiện hoặc nhận khoản tiền chênh lệch khi giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn giá thực hiện tại thời điểm thực hiện.

Hiện nay, theo quy định của Sở GDCK Việt Nam mới chỉ có chứng quyền mua, chưa có chứng quyền bán. 

Chứng quyền có bảo đảm hoạt động thế nào?

Chứng quyền có bảo đảm cung cấp cho nhà đầu tư quyền hưởng giá chênh lệch của cổ phiếu. Nếu đang sở hữu chứng quyền và có lãi, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận bằng 2 cách:

  • Bán trực tiếp trên sàn
  • Chờ đến ngày đáo hạn

Trường hợp khi đến ngày đáo hạn mà giá thực hiện lớn hơn giá cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ mất trắng.

Chứng quyền là gì?

Để rõ hơn, hãy cùng phân tích ví dụ: Chứng quyền mua CHDB2101 do Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam phát hành.

Tiêu chí

Số liệu

Giá thực hiện

29.888đ/cp

Giá phát hành

1000d/cw

Ngày phát hành

18/1/2021

Ngày đáo hạn

20/9/2021

Giá tại ngày phát hành của cổ phiếu

27.900đ/cp

Tỷ lệ chuyển đổi

5:1

Giá hiện tại của chứng quyền

3200đ/cw

Giá hiện tại của cổ phiếu

36.450đ/cp

=> Giá hòa vốn = giá thực hiện + giá mua 1 chứng quyền * tỷ lệ chuyển đổi = 34.888 đồng

Với số vốn 30.000.000 đồng, nhà đầu tư có thể mua được 30.000cw hoặc 1.075 cổ phiếu tại ngày phát hành. 

Trường hợp nhà đầu tư mua CW và chốt lời, nhà đầu tư sẽ nhận được: 30.000 * (3200 – 1000) = 66.000.000 đồng, trừ đi 30.000.000 đồng tiền vốn thì lãi 36 triệu, tương ứng tỷ suất sinh lời 120%. Nếu mua cổ phiếu và chốt lời, nhà đầu tư lời 1.075 x (36.450-29.888) = 7.054.150 đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 23%. 

Nếu giữ CW đến ngày đáo hạn và khi đó giá cổ phiếu HDB lên 50.000 đồng, nhà đầu tư được tổ chức phát hành thanh toán số tiền (30.000/5) * (50.000-29.888) = 120.672.000 đồng. Sau khi trừ vốn thì nhà đầu tư lãi 90.672.000 đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 202%.

Với trường hợp mua chứng quyền và nắm giữ đến ngày đáo hạn nhưng khi đó cổ phiếu HDB nhỏ hơn giá hòa vốn, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền đầu tư. 

Lưu ý: Không phải giá CKCS tăng thì giá chứng quyền cũng sẽ tăng. Nhà đầu tư cần chú ý tới giá thực hiện và ngày đáo hạn của CW, bởi giá trị thực của chúng sẽ sẽ mất dần theo thời gian. Nếu tới ngày đáo hạn, giá thực hiện cao hơn thị giá hiện tại thì giá trị CW sẽ về 0.

Trên đây TKSIC đã giải đáp câu hỏi chứng quyền là gì, các loại chứng quyền cũng như cách thức hoạt động của chứng quyền. Nhà đầu tư có thể tham khảo sản phẩm đầu tư chứng khoán tại TKSIC để giảm thiểu khả năng rủi ro, gia tăng cơ hội đầu tư hiệu quả.

TKSIC – Đầu tư và Tích lũy thông minh

Địa chỉ: Lầu 10, Tòa nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1

Hotline: 08 3656 3656

Email: support@tksic.vn

Tin tức thị trường