Các khái niệm của hợp đồng tương lai? Lợi ích khi đầu tư
Hợp đồng tương lai là một trong 4 sản phẩm chứng khoán phái sinh – một loại chứng khoán đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Mặc dù vậy, các khái niệm của hợp đồng tương lai như tài sản cơ sở, ký quỹ… vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều người. Nếu bạn đang quan tâm tới sản phẩm đầu tư này, hãy cùng TKSIC tìm hiểu nhé.
>> Có nên chơi chứng khoán phái sinh không? Ưu nhược điểm của chứng khoán phái sinh
Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu VN30 là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên TTCK Việt Nam. Ngoài hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu, nhà đầu tư có thế lựa chọn nhiều loại hợp đồng tương lai khác. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, bạn cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về sản phẩm này.
Hợp đồng tương lai là gì?
Hợp đồng tương lai (future contract) là thỏa thuận mua bán một loại tài sản cơ sở theo một mức giá chuyển giao (future price) tại một thời điểm có hiệu lực trong tương lai. Việc mua bán được thực hiện theo các quy định của Sở giao dịch có tổ chức.
Ví dụ:
Công ty A ký hợp đồng tương lai bán 100 tấn gạo cho công ty B với giá 20.000VNĐ/kg vào tháng 12/2021 bất chấp giá thị trường lúc đó là bao nhiêu. Đến tháng 12/2021, giá gạo tăng lên 25.000VNĐ/kg, lúc này công ty A sẽ có 2 lựa chọn: Một là thực hiện bán gạo 100 tấn gạo theo đúng thỏa thuận với giá là 20.000. Hai là trả cho bên B số tiền chênh lệch 100 x 1000 x (25.000 – 20.000) = 500.000.000VNĐ.
Trong hợp đồng tương lai, các thông tin về loại tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, loại và đơn vị tiền tệ cùng giá bán mỗi phiên, biên độ dao động giá chuyển giao; địa điểm và thời gian thực hiện việc chuyển giao và tỷ lệ ký quỹ đều được chuẩn hóa theo quy định của sàn giao dịch.
Các khái niệm của hợp đồng tương lai
Tài sản cơ sở: Là đối tượng được mua bán trong hợp đồng. Đó có thể là hàng hóa, nông sản, kim loại, các công cụ tài chính như tiền tệ, cổ phiếu…
Ngoài tài sản cơ sở, khái niệm của hợp đồng tương lai cần quan tâm khác gồm có:
- Ký quỹ: Đây là khoản đặt cọc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của hai bên tham gia hợp đồng. Tỷ lệ ký quỹ sẽ là một tỷ lệ phần trăm của giá trị hợp đồng.
- Vị thế: Trạng thái là bên mua hoặc bên bán và khối lượng của hợp đồng mà nhà đầu tư hiện đang nắm giữ.
- Đóng vị thế: Là việc nhà đầu tư mở một vị thế đối ứng với một vị thế đang nắm giữ có cùng tài sản cơ sở và ngày đáo hạn.
- Giá thanh toán cuối ngày: Mức giá của hợp đồng được dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ trong ngày của từng hợp đồng.
- Giá thanh toán cuối cùng: Mức giá của tài sản cơ sở được xác định vào ngày giao dịch cuối cùng. Giá thanh toán này dùng để tính toán giá trị lãi/lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.
- Hệ số nhân hợp đồng: Hệ số quy đổi giá trị của Hợp đồng tương lai chỉ số thành tiền.
- Khối lượng mở: Số lượng hợp đồng của một loại Chứng khoán phái sinh đang còn tồn tại ở một thời điểm.
Lợi ích khi đầu tư hợp đồng tương lai
Nếu như khi mua cổ phiếu, bạn sẽ phải đợi ít nhất 2 ngày để đợi cổ phiếu về tài khoản sau đó mới được bán thì với hợp đồng tương lai, việc mua/ bán có thể diễn ra liên tục trong cùng 1 ngày. Lý do là bởi bạn có thể dễ dàng thay đổi vị thế từ người mua sang người bán hoặc ngược lại, miễn là nộp đủ số tiền ký quỹ trước khi giao dịch. Điều này giúp nhà đầu tư có thể kiếm được tiền ngay cả khi thị trường giảm điểm.
Ngoài ra, giao dịch hợp đồng tương lai còn mang đến các lợi ích khác như:
- Không cần phải có đủ 100% số tiền để mua tài sản cơ sở
- Không phải lo ngại vấn đề bảo quản, vận chuyển hàng hóa
- Tỷ lệ đòn bẩy cao vì số tiền ký quỹ thường bằng một phần nhỏ giá trị của hợp đồng, từ đó giúp nhà đầu tư có lãi nhiều hơn đầu tư cổ phiếu nếu thị trường diễn biến đúng theo dự đoán. Tuy nhiên, đòn bẩy cũng giống như con dao 2 lưỡi, lãi cao thì rủi ro cũng lớn.
Để được tư vấn chi tiết về các loại chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán bởi đội ngũ chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, bạn hãy liên hệ với TKSIC theo địa chỉ:
TKSIC
Địa chỉ: Lầu 10 – Toà nhà MB Sunny Tower, 259 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, Q.1
Hotline: 08 3656 3656
Email: info@tksic.vn